Cảnh báo bệnh tê bì
Cảnh báo bệnh tê bìPosted by Nguyễn Anh Phương on 08-07-2025

On Trend

Một chút tê nhẹ hay râm ran thoáng qua có thể bị xem là bình thường. Tuy nhiên, trong y học, cảm giác này – được gọi là “dị cảm” (paresthesia) – có thể là dấu hiệu cảnh báo cho các rối loạn thần kinh tiềm ẩn.
Từ chèn ép dây thần kinh đơn thuần cho đến tổn thương hệ thần kinh trung ương, tê có thể là tiếng chuông cảnh tỉnh của cơ thể trước những nguy cơ tiến triển hoặc không hồi phục.
Dị cảm được định nghĩa là cảm giác bất thường như kiến bò, châm chích hoặc rần rần trên da, xảy ra tự phát và không có kích thích rõ ràng. Mặc dù thường chỉ thoáng qua, khi kéo dài hoặc lặp lại, triệu chứng này cần được kiểm tra chuyên sâu.
Tiến sĩ thần kinh Lindsay McAlpine nhấn mạnh: “Tê kéo dài không phải là hiện tượng lành tính. Nó có thể phản ánh tổn thương khu trú tại dây thần kinh hoặc bất thường trong hệ thần kinh trung ương”. Các bệnh lý mất myelin hay thiếu máu cục bộ nhỏ trong não cũng có thể khởi phát bằng những cảm giác rất nhẹ như vậy.
Nguyên nhân phổ biến: Từ cơ học đến bệnh lý toàn thân
Cảm giác tê có thể xuất hiện khi ngồi đè lên chân quá lâu, nhưng trong lâm sàng, dị cảm thường liên quan đến những nguyên nhân như:
- Hội chứng chèn ép thần kinh: ống cổ tay, khuỷu tay
- Rối loạn chuyển hóa: thiếu vitamin B12, tiểu đường không kiểm soát
- Bệnh tự miễn: lupus ban đỏ hệ thống, đa xơ cứng (MS)
- Rối loạn mạch máu não nhỏ: các ổ nhồi máu vi thể gây biến đổi cảm giác
Những cảm giác tê là kết quả của bất thường trong các đường dẫn truyền cảm giác, từ dây thần kinh ngoại vi đến rễ thần kinh, tủy sống và vỏ não cảm giác. Bất kỳ tổn thương nào dọc theo trục này – do chèn ép, viêm, thiếu máu hay thoái hóa – đều có thể tạo ra cảm giác sai lệch.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, tổn thương sợi A-beta và A-delta trong bệnh lý thần kinh ngoại vi là nguyên nhân chủ yếu gây cảm giác râm ran. Khi những sợi này bị tổn hại hoặc mất bao myelin, tín hiệu cảm giác sẽ bị nhiễu loạn, gây ra hiện tượng "cảm nhận sai".
Khi nào cần đi khám ngay?
Không phải mọi triệu chứng tê đều là cấp cứu, nhưng có một số dấu hiệu cần được xử lý khẩn cấp:
- Tê kèm yếu cơ hoặc khó đi lại
- Tê nửa mặt hoặc nửa người – có thể là cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA)
- Tê cùng với nói khó, nhìn mờ – cảnh báo tổn thương hệ thần kinh trung ương
- Tê kèm tim đập nhanh, khó thở – có thể liên quan đến rối loạn điện giải hoặc hệ thần kinh tự chủ

Chẩn đoán: Từ hỏi bệnh đến điện cơ
Việc đánh giá chính xác bắt đầu từ khai thác bệnh sử chi tiết: thời điểm khởi phát, vị trí, tần suất và các triệu chứng đi kèm. Các xét nghiệm cần thiết bao gồm:
- Điện cơ và đo dẫn truyền thần kinh (EMG/NCS) để đánh giá dây thần kinh ngoại vi
- Cộng hưởng từ não – tủy sống tìm tổn thương khu trú
- Xét nghiệm máu: đường huyết, vitamin, tự miễn, kim loại nặng
- Thăm dò đáp ứng cảm giác khi nghi ngờ bệnh lý mất myelin
Góc nhìn mới: Vai trò của viêm và tổn thương vi mạch
Một nghiên cứu mới đề xuất rằng, tình trạng viêm và rối loạn chức năng nội mạch có thể góp phần gây ra dị cảm sớm ở bệnh nhân có nguy cơ hội chứng chuyển hóa, ngay cả khi chưa mắc đái tháo đường. Điều này mở ra giả thuyết rằng tổn thương vi mạch nhỏ và phản ứng viêm thần kinh có thể đóng vai trò lớn hơn so với những gì y học từng nghĩ.
Cảm giác râm ran có thể nhẹ, nhưng không nên coi thường. Đó có thể là tín hiệu đầu tiên của một bệnh lý nghiêm trọng, từ thần kinh ngoại vi đến tổn thương não bộ. Việc thăm khám kịp thời không chỉ giúp xác định nguyên nhân có thể điều trị được, mà còn ngăn chặn các biến chứng vĩnh viễn. Nếu cơ thể bạn phát ra cảnh báo, đừng làm ngơ.
Popular
Stargardt Disease: Vision!
Could This Rare Eye Disease Steal Sight In Your Youth?! The Genetic Risk Few Talk About!
Anxiety: Heart Palpitations?
Why Does Anxiety Cause Heart Palpitations?! Hidden Body Reactions That Might Shock You?!
Urological Disorders
The Role Of Genetics In Urological Disorders?! Hidden Links You Never Expected?! Shocking!
Hemophilia Breakthrough!
Hemophilia Treatments Today?! Are New Research Advances Finally Changing The Game?! Shocking!